Phân cấp bậc, phương thức tuyển quân, trang bị vũ khí Quân_đội_nhà_Nguyễn

Đơn vị và cấp chỉ huy

Quân đội nhà Nguyễn có 5 vị chỉ huy cao nhất chia theo 5 đạo quân, gồm trung quân, tả quân, hữu quân, tiền quân, và hậu quân. Quân hàm này được người Pháp dịch là "maréchal" như trường hợp Lê Văn Duyệt. Ông được gọi là đức Tả quân vì ông chỉ huy đạo quân đó. Dưới 5 vị tướng quân này là thống chế'' (người Pháp dịch là "maréchal-amiral"), đề đốc ("général de division" hoặc "général de brigade"), lãnh binh ("colonel") và phó lãnh binh ("lieutenant-colonel").[6]

Đơn vị nhà binh nhỏ nhất gọi là ngũ gồm 5 người có ngũ trưởng đứng đầu. Hai ngũ là một thập, tức 10 người có cai chỉ huy. Năm thập là một đội, tức 50 lính, có chánh suất đội chỉ huy và phó suất đội phụ tá. Tập hợp 10-12 đội là một vệ hay một , tức khoảng 500-600 lính (người Pháp dịch là "bataillon"). Vệ thì có vệ úy, còn gọi là chưởng vệ hay chánh vệ (còn gọi là lãnh binh) chỉ huy và phó vệ hiệp tá. Cơ thì có quản cơphó quản cơ.[6] Một doanh là năm đến tám vệ, khoảng 2.500-4.800 lính.[7]

Các vị tướng chỉ huy tập trung lo phần chiến thuật và luyện tập trong khi chiến lược và tổng điều hành thì thuộc Bộ Binh, một trong sáu thành phần của Lục bộ trong triều.

Ngạch võ quan
phẩm trậtquan tướchuy hiệu trên bố tửtương đương tiếng Phápđơn vị chỉ huy
Nhất phẩmNgũ quân Đô Thống chưởng phủ sự, Ngũ quân Đô Thốngkỳ lânmaréchalđạo
Nhị phẩmThống chế, Đề đốc, Chưởng vệ[8]bạch tráchgénéraldoanh (2.500-4.800 lính)
Tam phẩmLãnh binh, Vệ úy, phó Vệ úy, Đốc binhsư tửcolonel, commandant de la Garde impérialevệ (500-600 lính) tiếng Pháp: bataillon
Tứ phẩmQuản cơ, phó Quản cơ, Hiệp quảnhổchef de régiment provincialcơ (500-600 lính) régiment
Ngũ phẩmCai độibáocapitaineđội (50 lính) compagnie
Lục phẩmChánh đội trưởng suất độihùnglieutenant
Thất phẩmChánh đội trưởng suất thậpbưusergentthập (10 lính) escouade
Bát phẩmĐội trưởng suất thập[9]hải mãcaporalngũ (5 lính) section
Cửu phẩmThơ lạitê ngưusergent-fourrier

Việc tuyển lính và số quân

Phép tuyển lính triều Nguyễn có tên là "Giản binh định lệ".[10] Theo đó thì lính vệ được tuyển theo nguyên quán. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận thì ba suất đinh tuyển lấy một lính. Các tỉnh Nam Kỳ, tức từ Bình thuận vào Nam thì năm suất đinh lấy lấy một lính. Các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra trung châu Bắc Kỳ cùng Quảng Yên thì bảy suất đinh tuyển lấy một lính. Riêng các tỉnh thượng du gồm Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng SơnCao Bằng thì 10 suất đinh mới tuyển lấy một lính.[11]

Thời hạn tại ngũ cũng căn cứ theo loại lính và quê quán của người lính. Đối với binh lính được tuyển từ các tỉnh thuộc Nam Kỳ và từ Hà Tĩnh trở ra Bắc thì phải tòng quân 10 năm. Lính từ các Quảng Bình đến Khánh Hòa phải chịu 15 năm. Tuổi tối đa phục vụ trong quân đội thường trực là 50 (quy định này có từ năm 1868). Binh lính được cấp ruộng ở quê, hưởng lương ăn và một ít tiền.[5]

Nếu lấy trung bình là tám suất đinh lấy một lính, căn cứ trên số tráng đinh năm 1847 là 1.024.388 thì có khoảng 128.000 lính trên toàn quốc. Áp dụng phép "Biền binh định lệ" tức luân phiên cho lính về quê làm ruộng thì số quân hiện dịch là khoảng 40.000–50.000.[1]

Theo đánh giá của tướng Pháp de Courcy khi Pháp xâm lược Việt Nam năm 1885, quân đội chính quy của nhà Nguyễn là khoảng 70.000 người, trong số đó 12.000 tuyển mộ từ các vùng quanh kinh thành Huế. Ngoài ra, theo de Courcy, cũng phải kể đến "vô số" các toán dân quân thành lập và đóng tại các tỉnh thành lớn, cũng như khắp các thôn làng. Các đội dân quân này tuy đông nhưng trang phục rách rưới, vũ trang sơ sài, và thiếu tổ chức.[2]

Việc thi tuyển chủ yếu căn cứ theo tầm vóc và sức mạnh. Ai xách quả tạ nặng 100 cân bằng một tay đi được 30 trượng thì xếp hạng ưu; đi 24 trượng thì hạng thứ ưu; đi 20 trượng thì hạng bình; 16 trượng là hạng thứ bình; 10 trượng là hạng thứ.[12] Quan võ cũng được tuyển chọn từ các kì thi võ.

Triều Minh Mạng lại lập thêm đội "Giáo dưỡng binh" để con các võ quan theo học cùng được lãnh lương hầu đào tạo giới trẻ[1]. Học trình kéo dài sáu năm.[13]

Khi còn giao chiến với lực lượng Tây Sơn quân đội nhà Nguyễn có thu nạp một số sĩ quan và binh lính ngoại quốc trong số đó có người ở lại nhận quan tước vào triều Gia Long như Jean-Baptiste ChaigneauPhilippe Vannier, giúp huấn luyện quân sĩ theo phương thức Âu châu. Sang triều Minh Mệnh thì đa số chọn hồi hương và quân đội nhà Nguyễn mất đi nguồn kiến thức tân tiến về chiến thuật và chiến cụ.

Ngoài ra, nhà Nguyễn còn sử dụng những người mắc tội để sung quân, làm đồn điền tại những miền biên viễn như trấn Gia Định hay trấn Tây Thành (Campuchia). Tại Gia Định, lực lượng này chủ yếu gồm những tội phạm gốc ở Bắc hay Trung Kỳ, gọi là quân Thanh Thuận, An Thuận, Hồi Lương và Bắc Thuận. Thanh Thuận và An Thuận là những người tham gia cuộc nổi loạn tại Thanh Hóa, Nghệ An trong thập kỷ 1810[14]. Hồi Lương là những tội phạm cũ, nay được tha và đưa vào quân đội để chuộc tội. Bắc Thuận là những người trốn tránh lao dịch, bỏ làng xã, không có tên trong sổ bạ ở Bắc Thành được tuyển mộ vào quân ngũ, tức là khác với những binh lính quân dịch thông thường. Các đơn vị Hồi Lương và Bắc Thuận là những toán quân tích cực tham gia vào cuộc cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi sau này.

Vũ khí và luyện tập

Luân xa pháo trên Nhân Đỉnh, Huế, 1836

Súng ống của pháo binh thời nhà Nguyễn thì cỡ lớn là súng đại bác, súng thần công; nhỏ là súng hỏa mai.

Về trang bị trong thời kì độc lập (18021883), quân đội nhà Nguyễn khá phát triển trong thời kì đầu. Nhiều đơn vị được trang bị hỏa khí như ống phun lửa, quả nổ, súng điều sang (gồm thạch cơ điều sang, thần cơ điều sang, bắc cơ điều sang), pháo (súng thần cơ, thần công thiết bác). Triều Minh Mạng thì mỗi vệ (500-600 lính) có 2 khẩu thần công và 200 khẩu thạch cơ điểu thương với tỉ lệ 4 tay súng cho mỗi 10 lính. Sang triều Tự Đức thì đã sa sút; mỗi đội (50 lính) có 5 khẩu điểu thương nên tỉ lệ rút thành 1 tay súng cho mỗi 10 lính. Hằng năm, tập bắn chỉ một lần và mỗi tay súng chỉ có quyền bắn 6 viên đạn, ai bắn hơn số ấy phải bồi thường.[15]

Trong thời kì Pháp thuộc (18841945), sức chiến đấu của quân đội nhà Nguyễn càng yếu kém do trang bị lạc hậu so với quân đội các nước đương thời, huấn luyện kém và triều đình ít quan tâm. Quân đội nhà Nguyễn trong giai đoạn này đã bị quân Pháp đánh bại và để đất nước rơi vào sự đô hộ của thực dân Pháp[5].

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân_đội_nhà_Nguyễn http://books.google.com/books?id=IFNrC0lVLvAC http://books.google.com/books?id=foZAdRgB-nwC http://www.scribd.com/doc/6972561/Thanh-Co-Son-Tay http://www.culturalprofiles.net/Viet_Nam/Directori... http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=587... http://www.vietnamtourism.com.vn/news/vn/detail/58... http://www.vietnamtourism.com.vn/news/vn/detail/58... http://mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTbkqIwEIaf... http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=31...